Ngày Cá tháng Tư: Nguồn gốc và những câu nói dối kinh điển khiến bạn ‘cười ra nước mắt’

Chủ nhật, 31/03/2019 21:27 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày Cá tháng Tư - ngày 1 tháng 4 Dương lịch hàng năm, còn gọi là ngày nói đùa, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước, là ngày mà theo phong tục cũ tại một số quốc gia, bạn bè thường hay bày trò đùa giỡn nhau.

Incheon United tung trò đùa ngày Cá tháng tư về Công Phượng

Incheon United tung trò đùa ngày Cá tháng tư về Công Phượng

Trên trang chủ của CLB Incheon United đã có dòng thông báo chính thức về việc Công Phượng có trận ra sân chính thức vào ngày 1/4 chứ không phải ra sân từ ghế dự bị.

Nguồn gốc ngày Cá tháng Tư

Theo quan niệm từ xưa vào ngày Cá tháng Tư, tất cả mọi người có thể nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt. Ở một số nơi quy định khung thời gian cụ thể, chẳng hạn trò chơi này sẽ kết thúc vào buổi trưa, còn nếu sau buổi trưa mà vẫn nói khoác, trêu đùa thì sẽ gặp những điều không may mắn.

Tuy đã rất phổ biến trên thế giới nhưng cho tới hiện tại nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn còn rất nhiều bí ẩn với những nguồn gốc khác nhau. Nước Pháp được coi là quê hương của ngày Cá tháng Tư (hay còn gọi là ngày nói dối 1/4).

Ngày Cá tháng tư, Cá tháng tư, ngày nói dối, nguồn gốc ngày Cá tháng tư, Cá tháng tư là ngày gì, ngày 1 tháng 4
Nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn còn là bí ẩn (Ảnh minh họa: Internet)

Năm 1564, vua Charles IX quyết định cải cách niên lịch, đưa ngày tết truyền thống của nước Pháp từ cuối tháng 3 trở về ngày 1/1. Trước đó, người dân Pháp thường đón mừng năm mới trong khoảng thời gian từ 25/3 đến 1/4, thời điểm bắt đầu mùa xuân vì 21/3 là ngày Xuân phân.

Thời điểm đó cũng chưa có nhiều phương tiện truyền tin nên không phải ai cũng đón nhận hệ thống lịch mới của vua Charles, một bộ phận những người dân thôn quê Pháp vẫn ăn mừng năm mới theo hệ thống lịch cũ.

Điều này khiến những người cấp tiến không hài lòng và khái niệm "ngớ ngẩn" được đặt ra dành cho những kẻ vẫn ăn tết ngày 1/4. Ngày này cũng trở thành ngày tượng trưng cho sự sai lệch thông tin.

Tại Scotland, ngày Cá tháng Tư xưa kia có tên gọi là săn chim cúc-cu (Hunt-the-Gowk) ("gowk" trong phương ngữ Scotland là tên khác của một loài chim cúc cu hay là kẻ ngốc). Những trò đùa truyền thống là yêu cầu một người nào đó chuyển giúp một tin nhắn được niêm phong có yêu cầu xin được giúp đỡ.

Thông điệp trong tin nhắn ghi: "Dinna laugh, dinna smile. Hunt the gowk another mile" (Dinna cười to, dinna cười mỉm. Hãy săn chim cúc cu ở nơi khác) và người nhận được yêu cầu tiếp tục chuyển tiếp tin nhắn đến "nạn nhân" khác.

Tại Anh, một trò đùa tháng tư là bất ngờ la hét "April fool!" (trò lừa hay là kẻ ngốc tháng Tư) và người nghe sẽ là "kẻ ngốc tháng Tư". Một nghiên cứu vào những năm 1950 của nhà nghiên cứu văn học dân gian Iona và Peter Opie, phát hiện ra rằng ở Anh, và ở các quốc gia có truyền thống bắt nguồn từ Vương quốc Anh, bao gồm Úc, các trò đùa chấm dứt vào buổi trưa. Một người mà đùa giỡn sau buổi trưa thì cũng tự là "kẻ ngốc".

Năm 1957, đài BBC đã lập một trò đùa, được gọi là Swiss Spaghetti Harvest (Mùa thu hoạch mì ống Thụy Sĩ), khi mà họ phát sóng một bộ phim giả của nông dân Thụy Sĩ đang thu hoạch mì ống (Spaghetti) tươi từ những cành cây. BBC sau đó đã được tràn ngập bởi những yêu cầu để hỏi mua một "cây spaghetti" như thế, buộc họ phải thú nhận bộ phim là một trò đùa trong những tin tức ngày hôm sau.

Tại Iran, những trò vui nhộn được chơi vào ngày thứ 13 của năm mới Ba Tư (Nowruz), thường rơi vào ngày 1 hoặc ngày 2 tháng 4. Ngày này, được ghi nhận tổ chức từ năm 536 trước Công nguyên,được gọi là Sizdah Bedar và là trò đùa-truyền thống lâu đời nhất trên thế giới và vẫn còn tồn tại đến nay, thực tế này đã khiến nhiều người tin rằng ngày Cá tháng Tư có nguồn gốc từ truyền thống này.

Những câu “nói dối” kinh điển

- Anh yêu em hoặc Em yêu anh: Ngày Cá tháng Tư là cơ hội để các chàng trai cô gái tỏ tình với người mình đang theo đuổi. Nếu người được tỏ tình tin điều đó là thật và có tình cảm với đối phương thì họ sẽ thành đôi. Ngược lại, đó sẽ chỉ là một “trò đùa”.

Ngày Cá tháng tư, Cá tháng tư, ngày nói dối, nguồn gốc ngày Cá tháng tư, Cá tháng tư là ngày gì, ngày 1 tháng 4
Nhiều người chọn ngày Cá tháng Tư để tỏ tình

- Xuống đi, anh đợi trước cửa: Đọc dòng tin nhắn này, không ít người đã vội vàng chạy xuống, đợi mãi cũng không thấy người thân đâu và đó cũng là lúc họ phát hiện mìnhđ đã bị lừa.

- Hôm nay tớ mời cậu đi ăn nhé!: Nếu bất ngờ nhận được lời nhắn này của bạn bè ngày 1 tháng 4 thì bạn cũng phải cẩn thận nếu không muốn “ăn” một vố lừa “khủng”.

- Có ai tìm cậu ở bên dưới ấy: Người thông báo cho bạn cũng không biết đó là ai và bạn vẫn chạy xuống vì nghĩ có người đang đợi mình. Bạn dễ bị mắc lừa nếu nhận được lời nhắn này ngày Cá tháng Tư.

- Em có thai rồi hoặc đăng hình ảnh que thử thai đúng ngày 1 tháng Tư thì người nhận thông tin phải… lưu ý đấy.

Những trò đùa bạn có thể thử trong "ngày nói dối"

Nếu bạn cũng muốn mang niềm vui đến cho người khác ngày Cá tháng Tư thì có thể tham khảo một số gợi ý thú vị dưới đây:

- Dành cho những ông bố, bà mẹ hài hước: Khi lũ trẻ ngủ say, hãy thay đổi vị trí của chúng như đổi giường hay đổi phòng ngủ và chờ xem sáng hôm sau phản ứng của chúng thế nào khi thức dậy.

- Thay đổi ngôn ngữ cài đặt trên điện thoại di động của ai đó từ tiếng Anh hay tiếng Việt sang ngôn ngữ khác.

Ngày Cá tháng tư, Cá tháng tư, ngày nói dối, nguồn gốc ngày Cá tháng tư, Cá tháng tư là ngày gì, ngày 1 tháng 4

- Thay thế phần kem giữa bánh Oreo bằng kem đánh răng, sau đó mời “nạn nhân” của bạn thưởng thức.

- Chuyển đổi hình nền điện thoại di động của bạn sang màn hình vỡ.

- Chụp ảnh màn hình máy tính của đồng nghiệp và cài đặt làm màn hình nền. Hãy chọn chế độ ẩn tất cả các biểu tượng trên desktop và xem cô ấy chiến đấu thế nào với màn hình “đóng băng” kia.

- Thay đổi ngày sinh nhật của bạn trên Facebook thành 1 tháng 4. Khi những lời chúc tốt đẹp bắt đầu xuất hiện, hãy chuyển trạng thái của bạn thành “Cá tháng Tư”.

Bảo Anh (tổng hợp)

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›