(Thethaovanhoa.vn) - Một trong những 'đặc ân' của khách du xuân đến Trường Sa vào dịp Tết là được thức đêm săn hoa chỉ nở về đêm - Hoa bàng vuông, loài cây biểu tượng cho sự trường tồn trước bão tố, phong ba.
- Ký sự đến với Tết Trường Sa: Đêm giao thừa ấp áp dưới vườn bàng vuông của lính đảo
- Ký sự đến với Tết Trường Sa: Quân dân nơi đầu sóng chuẩn bị đón Tết Bính Thân
- Ký sự đến với Tết Trường Sa: Cận cảnh lính đảo Trường Sa gói bánh chưng Tết bằng lá bàng vuông
- Ký sự đến với Tết Trường Sa: Lần đầu tiên tặng thịt đà điểu cho lính đảo Trường Sa đón Tết
Trong cái khốc liệt của thời tiết, những cây bàng vuông vẫn vươn lên tươi tốt, tạo nên một dáng đứng hiên ngang khỏe khoắn như vừa chở che vừa kiên cường có mặt.
Quả bàng vuông - Ảnh: HT
Mỗi khi Tết đến, Xuân về, lá bàng vuông vẫn được người lính đảo thu hoạch để gói bánh chưng cùng với lá dong.
Giống như hoa quỳnh, hoa bàng vuông chỉ nở buổi tối, hương thơm dịu nhẹ, mang lại một “sắc Xuân” không nơi nào có, nhất là vào đêm giao thừa.
Hoa bàng vuông, loài hoa chỉ nở về đêm - Ảnh: HT
Nhiều “khách xuân” từ đất liền đến Trường Sa mê mẩn với loài hoa này đã xin phép chỉ huy đảo mà thức trắng đêm thưởng hoa, chụp hình làm kỷ niệm...
Qua đêm, hoa bàng vuông lại “khép cánh ngủ ngày”, chờ đến đêm lại “tái sinh” dẫu không đẹp như lần đầu bung nở.
Nhưng đó vẫn là một sắc Xuân “bất khả xâm phạm” vì đảo cấm: Không được bẻ cành, hái quả”.
Những khách du xuân từ đất liền say mê ghi lại vẻ đẹp của hoa bàng vuông - Ảnh: HT
Giúp nhau săn bắt từng khoảnh khắc khi hoa bắt đầu bung cánh - Ảnh: HT
Để được thức đêm "lăn lộn" với vẻ đẹp hoa bàng vuông phải được sự cho phép của chỉ huy đảo - Ảnh: HT
Nhiều người rất muốn "xin" trái bàng vuông về mừng tuổi cho bạn bè, người thân, nhưng điều đó là cấm kỵ - Ảnh: HT
Khác với đất liền, giao thừa ở Trường Sa không có những màn pháo hoa rực rỡ, không đông vui tấp nập du xuân chỗ này, chỗ khác. Những người lính ngày thường hay ngày Tết cũng không bao giờ rời vị trí.
Các cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa lớn đón giao thừa Bính Thân dưới vườn bàng vuông và phong ba lộng gió - Ảnh: HT
Đêm giao thừa, tất cả các đảo, điểm đảo khác thuộc chủ quyền của Việt Nam, các cán bộ, chiến sĩ của đảo Trường Sa Lớn quây quần bên nhau dưới những gốc bàng vuông, cây phong ba hoặc trong hội trường (đối với đảo chìm), cùng nhau liên hoan văn nghệ, cùng vớt bánh chưng, nghe thư chúc Tết của Chủ tịch nước.
Xong, tất cả các chiến đều được phép kết nối điện thoại với gia đình để hai bên kết nối với nhau, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhân năm mới.
Và cũng khác đất liền, giao thừa ở Trường Sa năm nào cũng có chủ đề. Năm nay, chủ đề giao thừa là “Giao lưu văn nghệ: Sinh nhật đồng đội”. Theo đó, cán bộ chiến sĩ nào sinh từ tháng 1-3 đều được tổ chức sinh nhật cùng lúc (thường gọi là sinh nhật theo quý, tháng hay tập thể).
Không khí đón giao thừa, liên hoan văn nghệ và sinh nhật đồng đội đêm giao thừa Bính Thân tại Trường Sa lớn - Ảnh: HT
Năm nay, ở Thị trấn Trường Sa có hơn 20 chiến sĩ được tổ chức sinh nhật đúng vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Lửa nấu bánh chưng được các chiến sĩ lấy đó là lửa nến sinh nhật. Còn bánh sinh chính là những chiếc bánh chưng được đồng đội tự tay gói bằng lá bàng vuông.
Việc kết hợp 3 trong 1: Đón giao thừa, giao lưu văn nghệ giữa các chiến sĩ trên đảo với những vị khách từ đất liền và sinh nhật đồng đội là một sáng kiến độc đáo, vừa đảm bảo nhu cầu vui Xuân, thưởng tết, vừa kết nối đời sống tinh thần với đất liền, vừa động viên tinh thần các chiến sĩ.
Huy Ngọc