(Thethaovanhoa.vn) - Báo Điện tử Thể thao và Văn hóa (TTXVN) tiếp tục cập nhật những diễn biến mới nhất của dịch bệnh COVID-19 trong nước từ các cơ quan chức năng.
Số ca nhiễm mới trong một ngày trên toàn cầu lần đầu tiên vượt 100.000 người
Theo dữ liệu mới nhất từ Trung tâm Khoa học Hệ thống và Kỹ thuật (CSSE) thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ), số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong một ngày trên thế giới đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 100.000 người trong ngày 4/4.
Trong khi đó, theo website chuyên về thống kê worldometers.info, tính đến 19h20 ngày 5/4 theo giờ Việt Nam, trên toàn thế giới có 1.216.492 người nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 65.716 ca tử vong, 253.698 bệnh nhân đã bình phục và 44.692 trường hợp đang nguy kịch. Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến 208 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thêm 1 ca mới, Việt Nam có 241 ca
17h50', Bộ Y tế chính thức công bố ca mắc COVID-19 thứ 241 tại Việt Nam. Như vậy trong cả ngày hôm nay 5/4, nước ta chỉ ghi nhận 01 ca mắc mới.
CA BỆNH 241 (BN241): Bệnh nhân nam, quốc tịch Việt Nam, 20 tuổi, có địa chỉ tại phường Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh, là du học sinh tại Anh.
Ngày 21/3, bệnh nhân từ London (Vương quốc Anh) lên chuyến bay của Vietnam Airlines số hiệu VN0050, số ghế 5A, về tới Sân bay Cần Thơ ngày 22/3. Khi nhập cảnh, bệnh nhân chưa có dấu hiệu triệu chứng bệnh và được chuyển tới khu cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Bạc Liêu.
Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 ngày 25/3 cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Ngày 31/3, bệnh nhân có triệu chứng sốt kèm đau họng. Ngày 01/4, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu để cách ly, điều trị và lấy mẫu bệnh phẩm. Xét nghiệm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Những người ở cùng phòng với bệnh nhân tại khu cách ly tập trung chưa ghi nhận triệu chứng bệnh, được cách ly riêng để theo dõi trong 14 ngày tiếp theo.
Cập nhật lúc 17h00 ngày 5/4/2020:
Thế giới: 1.205.802 người mắc; 64.973 người tử vong, trong đó:
- Hoa Kỳ: 311.637 người mắc; 8.454 người tử vong.
- Italy: 124.632 người mắc; 15.362 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 126.168 người mắc; 11.947 người tử vong.
- Trung Quốc: 81.669 người mắc; 3.329 người tử vong.
- Việt Nam: 240 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó:
16 người mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1).
74 bệnh nhân (BN17, BN18, BN20, BN22, BN23, BN 24, BN25, BN27,BN29, BN32, BN33, BN34, BN35, BN37, BN38, BN39, BN40, BN41, BN42, BN43, BN 45, BN46, BN47, BN 48, BN 49, BN51, BN53, BN 54, BN55, BN56, BN58, BN59, BN60, BN61, BN62, BN63, BN64 , BN66, BN67, BN68, BN69, BN70, BN71, BN73, BN75, BN76, BN77, BN78, BN79,BN80, BN81, BN82, BN83, BN85, BN88, BN89, BN90, BN93, BN99, BN100, BN107, BN110, BN112, BN113, BN121, BN129, BN130, BN 131, BN132, BN138, BN140, BN179, BN187, BN198) mắc COVID-19, tính từ ngày 06/3 đến 04/4 được chữa khỏi (giai đoạn 2).
Cập nhật lúc 15h00 ngày 5/4/2020:
Thế giới: 1.201.964 người mắc; 64.727 người tử vong, trong đó:
- Hoa Kỳ: 311.357 người mắc; 8.452 người tử vong.
- Italy: 124.632 người mắc; 15.362 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 126.168 người mắc; 11.947 người tử vong.
- Trung Quốc: 81.669 người mắc; 3.329 người tử vong.
- Việt Nam: 240 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó:
16 người mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1).
74 bệnh nhân (BN17, BN18, BN20, BN22, BN23, BN 24, BN25, BN27,BN29, BN32, BN33, BN34, BN35, BN37, BN38, BN39, BN40, BN41, BN42, BN43, BN 45, BN46, BN47, BN 48, BN 49, BN51, BN53, BN 54, BN55, BN56, BN58, BN59, BN60, BN61, BN62, BN63, BN64 , BN66, BN67, BN68, BN69, BN70, BN71, BN73, BN75, BN76, BN77, BN78, BN79,BN80, BN81, BN82, BN83, BN85, BN88, BN89, BN90, BN93, BN99, BN100, BN107, BN110, BN112, BN113, BN121, BN129, BN130, BN 131, BN132, BN138, BN140, BN179, BN187, BN198) mắc COVID-19, tính từ ngày 06/3 đến 04/4 được chữa khỏi (giai đoạn 2).
Số ca mắc bệnh trên toàn cầu vượt quá 1,2 triệu người
Theo trang worldometers.info, tính đến 8h sáng 5/4 (theo giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn thế giới là 1.201.473 người, số ca tử vong là 64.691 người, trong khi số ca được điều trị khỏi bệnh là 246.383 người. Trên thế giới có tới 42.288 bệnh nhân COVID-19 đang trong tình trạng nặng. Đại dịch đã ảnh hưởng đến 206 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm khi vượt mốc 300.000 ca với 311.357 ca mắc và 8.452 ca tử vong. Tây Ban Nha đứng ở vị trí thứ hai với 126.168 ca mắc và 11.947 ca tử vong. Italy đứng ở vị trí thứ 3 với 124.632 ca mắc và 15.362 ca tử vong (số ca tử vong cao nhất thế giới). Tiếp đó là Đức với 96.092 ca mắc và 1.444 ca tử vong, Pháp có 89.953 ca mắc và 7.560 ca tử vong. Trung Quốc, nơi khởi nguồn của đại dịch COVID-19, đứng ở vị trí thứ 6 với 81.669 ca mắc và 3.329 ca tử vong.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo rằng "tuần cam go nhất" của nước này sắp đến và dự báo "sẽ có nhiều ca tử vong". Tổng thống Trump cam kết sẽ cung cấp cho các điểm nóng của dịch bệnh trên khắp nước Mỹ các vật tư y tế cần thiết. Các bệnh viện dã chiến mới đã được lập tại một số bang và hiện đã sẵn sàng điều trị tại một bệnh viện dã chiến ở New York. 29 triệu liều thuốc chống sốt rét sẽ được bổ sung vào kho dự trữ chiến lược quốc gia. Ngoài ra, 1.000 quân nhân sẽ được triển khai tới thành phố điểm nóng về dịch New York. Trước đó, Tổng thống Trump đã kích hoạt Đạo luật sản xuất quốc phòng nhằm ngừng xuất khẩu khẩu trang cũng như các thiết bị bảo hộ y tế khác.
Trong 24 giờ qua, châu Âu đã có thêm hàng nghìn người tử vong vì đại dịch COVID-19, trong khi số ca mắc mới cũng tăng thêm hàng chục nghìn người. Trong đó, tại nước Anh, 24 giờ qua ghi nhận số ca tử vong mới lên mức cao kỷ lục trong ngày là 708 ca, trong đó có 1 trẻ em 5 tuổi là ca tử vong trẻ nhất ở nước này. Số ca nhiễm mới là 3.735. Như vậy tổng số ca nhiễm và tử vong ở Anh hiện nay lần lượt là 41.903 người và 4.313 người. Tuần tới cũng được dự báo là đỉnh dịch ở Anh.
Trong bản cập nhật tình hình mới nhất về dịch COVID-19 tại châu Phi, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu lục (ACDC) - cơ quan y tế chuyên ngành của Liên minh châu Phi (AU) - cho biết khoảng 44 quốc gia thành viên AU đã ban bố lệnh cấm tụ tập đông người, cũng như đóng cửa các địa điểm công cộng. Cũng theo ACDC, ít nhất 12 nước thành viên AU đã thực hiện giới nghiêm hoàn toàn nhằm hạn chế sự di chuyển không cần thiết trên toàn quốc. Trong khi đó, 17 nước mới chỉ áp dụng lệnh giới nghiêm một phần (vào ban đêm).
Tính đến hết ngày 4/4, toàn châu Phi đã ghi nhận 8.220 ca nhiễm, trong đó 372 người đã tử vong. Bắc Phi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 3.280 ca nhiễm và gần 280 người tử vong. Khu vực Nam châu Phi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ 2 với hơn 1.600 ca nhiễm, trong khi khu vực phía Tây châu lục đã có trên 1.400 ca nhiễm.
Cập nhật lúc 8h00 ngày 5/4/2020: Không ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 mới
Thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tính đến sáng 5/4/2020, Việt Nam không ghi nhận thêm trường hợp mắc mới nào. Như vậy số bệnh nhân mắc COVID-19 ở Việt Nam vẫn là 240 người.
Trong số 240 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 149 người từ nước ngoài chiếm 62,1%; 91 người lây nhiễm thứ phát, trong đó 61 người thuộc ổ dịch nội địa).
Tổng số mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm bằng PCR ở Hà Nội là 8.886 mẫu, chưa có mẫu nào dương tính với SARS-CoV-2.
Về tình hình sức khoẻ bệnh nhân nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đến nay, bệnh nhân nữ 64 tuổi, người Việt phải can thiệp ECMO từ ngày 19/3 đã kết thúc ECMO, sức khoẻ nhiều tiến triển. Bệnh nhân này có bệnh nền là rối loạn tiền đình, trong quá trình điều trị, bệnh nhân có diễn tiến sức khoẻ xấu nên các bác sĩ đã hội chẩn với các chuyên gia quyết định điều trị cho bệnh nhân kết hợp thở máy và can thiệp ECMO- tim phổi nhân tạo.
Đây là bệnh nhân mắc COVID-19 duy nhất ở nước ta đến nay phải can thiệp ECMO.
Sau nhiều ngày kiên trì điều trị, với sự phối hợp hội chẩn chuyên môn của các giáo sư, chuyên gia đầu ngành và các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sức khoẻ của bệnh nhân đã tiến triển. 12 giờ 20 phút ngày 4/4, bệnh nhân đã kết thúc ECMO, chỉ còn thở máy, lọc máu. Người bệnh 64 tuổi cũng đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus gây bệnh COVID-19 liên tục 3 lần vào các ngày 26/3, 27/3 và 29/3.
Hiện trong số các bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 1 ca nặng nữa đang thở máy, lọc máu (bệnh nhân số 161, 88 tuổi chuyển từ Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai sang). Hiện tại bệnh nhân không sốt, tình trạng lâm sàng tạm ổn định, không có suy tạng khác. Bệnh nhân này bị xuất huyết não, cao huyết áp, tiểu đường, hở van động mạnh chủ, thể trạng gầy yếu.
Cả nước hiện có 90 bệnh nhân đã khỏi bệnh/ra viện (ngày 4/4 có 5 bệnh nhân điều trị ở hai Bệnh viện Dã chiến Củ Chi và Đà Nẵng được công bố khỏi bệnh). 150 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại đang điều trị tại 21 cơ sở y tế trong cả nước, có cả bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện huyện, bệnh viện dã chiến. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.
Thông tin từ các Bệnh viện Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Viện Huyết học và truyền máu Trung ương, Bệnh viện E là các bệnh viện có liên quan đến bệnh nhân số 237 cho thấy, tất cả 89 nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân số 237 đều có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Cập nhật lúc 7h00 ngày 5/4/2020:
Thế giới: 1.121.973 người mắc; 59.403 người tử vong, trong đó:
- Hoa Kỳ: 277.522 người mắc; 7.403 người tử vong.
- Italy: 119.827 người mắc; 14.681 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 119.199 người mắc; 11.198 người tử vong.
- Trung Quốc: 81.639 người mắc; 3.326 người tử vong.
Việt Nam: 240 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó:
16 người mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1).
74 bệnh nhân (BN17, BN18, BN20, BN22, BN23, BN 24, BN25, BN27,BN29, BN32, BN33, BN34, BN35, BN37, BN38, BN39, BN40, BN41, BN42, BN43, BN 45, BN46, BN47, BN 48, BN 49, BN51, BN53, BN 54, BN55, BN56, BN58, BN59, BN60, BN61, BN62, BN63, BN64 , BN66, BN67, BN68, BN69, BN70, BN71, BN73, BN75, BN76, BN77, BN78, BN79,BN80, BN81, BN82, BN83, BN85, BN88, BN89, BN90, BN93, BN99, BN100, BN107, BN110, BN112, BN113, BN121, BN129, BN130, BN 131, BN132, BN138, BN140, BN179, BN187, BN198) mắc COVID-19, tính từ ngày 06/3 đến 04/4 được chữa khỏi (giai đoạn 2).
Cập nhật 6h sáng 5/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tính đến hiện tại Việt Nam vẫn ghi nhận 240 ca bệnh- không ghi nhận trường hợp nào mắc mới. Trong số này có 149 ca bệnh từ nước ngoài nhập cảnh, chiếm 62,1% tổng số ca bệnh ở nước ta, 91 người lây nhiễm thứ phát, trong đó 61 người thuộc ổ dịch nội địa.
Như vậy, số trường hợp mắc COVID-19 ở nước ta giữ nguyên như lúc 18h00 chiều ngày 4/4.
Tình hình điều trị: 4 bệnh nhân nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có tiến triển. BN20 kết thúc ECMO lúc 12h20 ngày 4/4
Các bệnh nhân nặng khác đã ngưng thở máy từ mấy ngày qua và đang tập thở. Kết quả xét nghiệm đã âm tính trở lại. Tuy nhiên trong số này có một bệnh nhân cao tuổi là BN161, 88 tuổi, vẫn đang thở máy, không sốt, tình trạng lâm sàng tạm ổn định, không có suy tạng khác. Bệnh nhân này bị xuất huyết não, cao huyết áp, tiểu đường, hở van động mạnh chủ, thể trạng gầy yếu.
3h sáng ngày 5/4/2020: Mỹ ghi nhận số ca mắc bệnh vượt mốc 300.000 người.
Đại học Johns Hopkins thông báo, số ca nhiễm virus corona chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Mỹ đã lên tới 300.000 người và số ca tử vong do mắc bệnh này đã là hơn 8.100 người.
Theo nguồn tin trên, tính tới 19h40 GMT (2h40 giờ Việt Nam ngày 5/4), tại Mỹ đã có 300.915 ca mắc bệnh COVID-19 và 8.162 người tử vong. New York là bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 113.806 ca mắc bệnh và 3.565 ca tử vong. Các bang có số bệnh nhân COVID-19 trên 10.000 người là New Jersey, Michigan, California, Louisiana, Florida, Massachusetts và Pennsylvania.
Như vậy, kể từ khi dịch bùng phát tới nay, số ca mắc COVID-19 ở tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu là 1.181.825 người và 63.902 người tử vong, trong khi có hơn 240.000 người được điều trị khỏi bệnh.
Cập nhật lúc 22h ngày 4/4/2020
Việt Nam ghi nhận 240 ca bệnh mắc COVID-19, trong đó 149 từ nước ngoài chiếm 62%, 91 người lây nhiễm thứ phát trong đó 61 người thuộc ổ dịch nội địa.
CA BỆNH 240 (BN240): Bệnh nhân nữ, 29 tuổi, có địa chỉ tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, làm việc tại Bangkok, Thái Lan. Ngày 19/3, trước khi về Việt Nam, bệnh nhân có tham gia buổi liên hoan với gia đình BN166.
Ngày 20/3, bệnh nhân đáp chuyến bay VN618, ghế 28B về Hà Nội. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được đưa đến khu cách ly tập trung tại Lữ đoàn 241, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, được khám sàng lọc.
Đến ngày 31/3, bệnh nhân có biểu hiện sốt 38,3°C, không ho, không khó thở, được chuyển khu cách ly đặc biệt và lấy mẫu bệnh phẩm. Chiều tối 1/4, xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Vào lúc 20h cùng ngày, bệnh nhân được chuyển điều trị tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình. Sáu trường hợp ở cùng phòng với bệnh nhân tại khu cách ly được lấy mẫu xét nghiệm trong đêm 01/4 và đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Tình hình điều trị các bệnh nhân
4 bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi TP HCM và 1 bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng được công bố khỏi bệnh.
Tình hình của 07 bệnh nhân nặng:
2 ca nguy kịch đang thở máy, lọc máu (trong đó có 01 ca ECMO) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương;
1 ca thở máy không xâm nhập chuyển sang thở ôxy;
4 ca thở ôxy.
20h ngày 4/4, trên 1,1 triệu người nhiễm bệnh, hơn 60.000 người đã chết
Theo số liệu mới nhất của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), tính đến 20h ngày 4/4, số ca tử vong do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 60.000 người.
Số ca mắc bệnh COVID-19 tại 205 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã lên đến 1.134.418 người, trong đó 60.115 người đã tử vong. Số liệu trên trang thống kê worldometers.info, lần lượt là 1.139.109 ca nhiễm và 61.144 ca tử vong.
Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận số trường hợp mắc COVID-19 cao nhất trên thế giới, với 277.607 ca, trong đó tử vong là 7.406 ca. Ngày 3/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo những hướng dẫn mới của Nhà Trắng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, theo đó khuyến cáo người dân dùng khẩu trang, tuy nhiên không phải loại dùng cho y tế. Ngoài ra, ông Trump cũng cho biết việc ký hướng dẫn Đạo luật sản xuất quốc phòng sẽ dừng hoạt động xuất khẩu khẩu trang cũng như các thiết bị y tế khác. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng ngày cũng cho rằng việc sử dụng khẩu trang tự chế hoặc các vật che miệng khác cũng có thể được xem như một cách để giảm sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Italy là quốc gia có số ca tử vong cao nhất trên toàn cầu, với hơn 14.600 người trong gần 120.000 người nhiễm bệnh. Theo người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Dân sự Angelo Borrelli, tình trạng phong tỏa có thể sẽ kéo dài sau ngày 13/4, thậm chí người dân Italy cũng sẽ phải ở nhà vào dịp lễ Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza khẳng định “giãn cách xã hội” (cách ly xã hội) là vũ khí duy nhất đẩy lùi dịch bệnh. Italy có thể bước vào giai đoạn 2, sống chung với dịch bệnh, vào thời điểm giữa tháng 5.
- Khởi tố đối tượng không chấp hành đo thân nhiệt, tát chiến sĩ công an thi hành công vụ
- 20 triệu người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 sẽ được hỗ trợ tiền trực tiếp
Tây Ban Nha đứng thứ 3 về số trường hợp mắc COVID-19, với gần 125.000 người và 11.744 ca tử vong. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez (Pê-đrô Xan-chét) ngày 4/4 đã phải gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc đến ngày 25/4 tới nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Anh ngày 4/4 công bố thêm 708 trường hợp tử vong do COVID-19, mức tăng trong ngày thứ 4 liên tiếp, trong khi số ca nhiễm tăng lên đến gần 42.000 người. Bộ Y tế Anh thông báo, tính đến 15h ngày 4/4, Anh có tổng cộng 183.190 người được xét nghiệm, trong đó 41.903 người có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Ngoài ra, tính đến 23h ngày 3/4, số ca tử vong ở Anh tăng 20% lên thành 4.313 người, so với một ngày trước đó. Tuy nhiên, Anh thông báo có thể nới lỏng một số biện pháp giãn cách xã hội trong vài tuần tới nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 tại nước này thuyên giảm và việc xét nghiệm được tiến hành trên quy mô lớn hơn.
Bỉ, số ca tử vong được ghi nhận đến nay là 1.283 ca, tăng 140 ca trong 24 giờ qua. Theo số liệu từ Trung tâm xử lý khủng hoảng quốc gia Bỉ, trong vòng 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 1.661 ca bệnh mới, nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh trên toàn quốc lên 18.431 người. Trong khi đó, có thêm 375 người được chữa khỏi và xuất viện. Bỉ hiện có 1.245 bệnh nhân đang phải điều trị tích cực, trong đó có 985 bệnh nhân phải sử dụng máy thở.
Nga cho biết tính đến trưa 4/4, nước này đã ghi nhận thêm 582 ca nhiễm và 9 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 4.731 và 43 ca tử vong. Hầu hết trong số các ca mới nhiễm đều được ghi nhận ở thủ đô Moskva.
Trung Quốc đã tổ chức một ngày quốc tang để tưởng niệm các nạn nhân của dịch bệnh COVID-19. Đây là sự kiện được tổ chức để tưởng niệm những liệt sĩ và người dân Trung Quốc trong cuộc chiến chống dịch bệnh nguy hiểm này. Tính đến hết ngày 3/4, Trung Quốc đã có 82.875 ca nhiễm bệnh và 3.335 ca tử vong do COVID-19.
Thái Lan ngày 4/4 công bố có thêm 89 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 1 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm ở nước ngày lên 2.067 và tổng số người tử vong lên 20.
Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận thêm 3 ca tử vong do dịch COVID-19, cùng 94 ca mắc mới. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), số ca nhiễm tại "tâm dịch" thứ hai của châu Á đã lên tới 10.156 ca, trong khi số trường hợp không qua khỏi là 177 ca. Theo chỉ đạo mới nhất của Chính phủ Hàn Quốc, người dân được khuyến cáo tránh nơi tụ tập đông người cho tới ít nhất ngày 19/4 tới. Chính phủ nhấn mạnh tính hiệu quả của biện pháp giãn cách xã hội trong việc ngăn ngừa dịch bệnh lây lan đã phát huy hiệu quả.
Ấn Độ cho biết số ca tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này đã tăng lên 68 người và tổng số ca nhiễm virus trên cả nước hiện tăng lên thành 2.902 người. Cho đến nay, Ấn Độ đã ghi nhận 184 bệnh nhân khỏi bệnh và được ra viện. Ngày 4/4 là ngày thứ bảy liên tiếp trong đợt phong tỏa kéo dài 21 ngày đang diễn ra trên toàn Ấn Độ để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch COVID-19.
Pakistan công bố số liệu cập nhật cho thấy tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này đã tăng lên thành 2.547 người và 37 người tử vong.
Afghanistan, người phát ngôn Bộ Y tế công cộng Wahidullah Mayar (Oa-hi-đu-la May-a) ngày 4/4 cho biết Afghanistan đã ghi nhận thêm 25 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm virus trên cả nước lên thành 299 người.
Ai Cập ra thông báo cho biết nước này đã phát hiện thêm 120 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 8 ca tử vong. Đây là những con số ca nhiễm mới và tử vong cao nhất trong một ngày được ghi nhận cho đến nay ở Ai Cập. Hiện tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Ai Cập đã lên tới 985 trường hợp, trong khi số người tử vong do COVID-19 hiện là 66.
Mexico và Brazil số ca mắc bệnh tăng mạnh trong 24 giờ qua. Cụ thể, ngày 3/4, Bộ Y tế Mexico thông báo, với 178 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua, số ca mắc bệnh COVID-19 tại quốc gia Trung Mỹ đã lên tới 1.688 ca, trong đó 60 ca tử vong và 5.398 người nghi ngờ nhiễm virus. Đây cũng là ngày có số ca nhiễm mới cao nhất tại Mexico. Brazil thông báo trong 24 giờ qua đã có 64 ca tử vong và 1.146 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng ca mắc bệnh lên 9.056 người, trong đó có 359 ca tử vong. Một lần nữa, giới chức y tế Brazil cho rằng việc thực thi nghiêm giãn cách xã hội là cần thiết bởi các biện pháp này sẽ giúp cơ quan chức năng có thêm thời gian tăng cường trang thiết bị y tế cho các bệnh viện để có thể đáp ứng nhu cầu điều trị cho các bệnh nhân trong thời gian tới.
Cập nhật lúc 18h30 ngày 4-4-2020
Thế giới: 1.121.973 người mắc; 59.403 người tử vong, trong đó:
- Hoa Kỳ: 277.522 người mắc; 7.403 người tử vong.
- Italy: 119.827 người mắc; 14.681 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 119.199 người mắc; 11.198 người tử vong.
- Trung Quốc: 81.639 người mắc; 3.326 người tử vong.
Việt Nam: 240 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó:
16 người mắc COVID-19 tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2 đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn giai đoạn 1.
74 bệnh nhân BN17, BN18, BN20, BN22, BN23, BN 24, BN25, BN27,BN29, BN32, BN33, BN34, BN35, BN37, BN38, BN39, BN40, BN41, BN42, BN43, BN 45, BN46, BN47, BN 48, BN 49, BN51, BN53, BN 54, BN55, BN56, BN58, BN59, BN60, BN61, BN62, BN63, BN64, BN66, BN67, BN68, BN69, BN70, BN71, BN73, BN75, BN76, BN77, BN78, BN79,BN80, BN81, BN82, BN83, BN85, BN88, BN89, BN90, BN93, BN99, BN100, BN107, BN110, BN112, BN113, BN121, BN129, BN130, BN 131, BN132, BN138, BN140, BN179, BN187, BN198 mắc COVID-19, tính từ ngày 06/3 đến 04/4 được chữa khỏi giai đoạn 2.
6 nhóm đối tượng với khoảng 20 triệu người gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 sẽ được hỗ trợ tiền trực tiếp.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành hữu quan hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Có 6 nhóm đối tượng với khoảng 20 triệu người gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 sẽ được hỗ trợ tiền trực tiếp.
Nhóm 1: Hỗ trợ thêm (ngoài mức trợ cấp thường xuyên) 500.000 đồng/người/tháng trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 cho các đối tượng là người có công với cách mạng (1,135 triệu người) đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (dự kiến tổng số tiền hỗ trợ từ NSNN là 6.470 tỷ đồng, tổng số người được hỗ trợ 4,315 triệu người).
Nhóm 2: Hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ/tháng trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 cho các đối tượng là hộ nghèo (984.000 hộ), hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 (dự kiến tổng số tiền hỗ trợ từ NSNN là 6.730 tỷ, tổng số hộ được hỗ trợ 2.244.000 hộ).
Nhóm 3: Hỗ trợ 1.800.000 đồng/người/tháng trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 cho các đối tượng là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương tại các doanh nghiệp (dự kiến tổng số tiền hỗ trợ từ NSNN là 5.400 tỷ đồng, tổng số lao động được hỗ trợ 1 triệu lao động).
Nhóm 4: Người sử dụng lao động được vay Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0%, thời hạn không quá 12 tháng, mức vay tối đa theo 50% mức lương tối thiểu vùng/tháng/người để trả lương cho người lao động bị ngừng việc trong 3 tháng và có trách nhiệm trả số tiền lương ngừng việc còn lại cho người lao động (dự kiến số tiền cho vay là 16.200 tỷ đồng, tổng số lao động được hỗ trợ 3 triệu lao động).
Nhóm 5: Hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ/tháng trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 cho đối tượng là hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (dự kiến tổng số tiền hỗ trợ từ NSNN là 2.280 tỷ đồng, tổng số hộ kinh doanh cá thể được hỗ trợ 760 ngàn hộ).
Nhóm 6: Hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 cho các đối tượng là người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; lao động không có giao kết hợp đồng lao động, mất việc làm (dự kiến tổng số tiền hỗ trợ từ NSNN là 15.000 tỷ đồng, tổng số lao động được hỗ trợ là 5 triệu lao động).
Trường hợp đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ 2 chính sách hỗ trợ trở lên tại Nghị quyết này thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.
Bên cạnh đó, có 2 chính sách hỗ trợ đặc thù và cho áp dụng quy trình đơn giản hóa tạo điều kiện người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Cụ thể, người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian tối đa không quá 12 tháng khi bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 50% số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội trở lên (kể cả lao động ngừng việc). Dự kiến số tiền được tạm dừng khoảng 6.500 tỷ đồng.
Cho phép người sử dụng lao động được hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề nhằm duy trì việc làm cho người lao động theo quy định của Luật Việc làm. Thời gian hỗ trợ tối đa là 3 tháng, mức hỗ trợ tối đa là 1.000.000 đồng/người/tháng. Dự kiến số tiền được hỗ trợ là 3.000 tỷ đồng.
Tổng số khoản hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương và kêu gọi từ nguồn khác là 61.580 tỷ đồng (2,6 tỷ USD). Trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 32.880 tỷ đồng (1,52 tỷ USD). Trên cơ sở đó, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng sẽ bố trí nguồn ngân sách trung ương và địa phương cụ thể.
Cập nhật 18h30 chiều 4/4/2020
Chiều ngày 4/4, Bộ Y tế cho biết có 1 ca mắc COVID-19. Như vậy đến thời điểm này, Việt Nam đã ghi nhận 240 ca bệnh mắc COVID-19
CA BỆNH 240 (BN240): Bệnh nhân nữ, 29 tuổi, có địa chỉ tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, làm việc tại Bangkok, Thái Lan. Ngày 19/3, trước khi về Việt Nam, bệnh nhân có tham gia buổi liên hoan với gia đình BN166.
Ngày 20/3, bệnh nhân đáp chuyến bay VN618, ghế 28B về Hà Nội. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được đưa đến khu cách ly tập trung tại Lữ đoàn 241, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, được khám sàng lọc.
Đến ngày 31/3, bệnh nhân có biểu hiện sốt 38,3°C, không ho, không khó thở, được chuyển khu cách ly đặc biệt và lấy mẫu bệnh phẩm. Chiều tối 1/4, xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Vào lúc 20h cùng ngày, bệnh nhân được chuyển điều trị tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.
Sáu trường hợp ở cùng phòng với bệnh nhân tại khu cách ly được lấy mẫu xét nghiệm trong đêm 01/4 và đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Về tình hình điều trị các bệnh nhân
- 04 bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) và 01 bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng được công bố khỏi bệnh.
- Tình hình của 07 bệnh nhân nặng:
02 ca nguy kịch đang thở máy, lọc máu (trong đó có 01 ca ECMO) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương;
01 ca thở máy không xâm nhập chuyển sang thở ôxy;
04 ca thở ôxy.
Lên phương án xây dựng bệnh viện dã chiến cho tình huống khẩn cấp
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 142/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp bàn về phương án xây dựng bệnh viện dã chiến cho tình huống khẩn cấp dịch COVID-19.
Để chủ động các phương án chuẩn bị xây dựng bệnh viện dã chiến khi có dịch bùng phát, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng và các địa phương, cơ quan liên quan rà soát lại Kế hoạch của Ban Chỉ đạo về xây dựng, thiết lập bệnh viện dã chiến, trong đó đề xuất bổ sung các địa điểm phù hợp để bố trí xây dựng bệnh viện dã chiến trên địa bàn. Trước mắt tập trung các địa điểm, nhât là tại hai trung tâm đô thị lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, để bảo đảm phòng chống dịch COVID-19 có hiệu quả, trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/4/2020.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế lập thiết kế điển hình, lập dự toán xây dựng bệnh viện dã chiến có quy mô, hình thức khác nhau (xây dựng mới theo hình thức lắp ghép; lều bạt hay cải tạo các công trình sẵn có như sân vận động, nhà thi đấu, hội trường, cơ sở giáo dục…), đáp ứng công năng theo yêu cầu của Bộ Y tế. Đồng thời, xây dựng kế hoạch huy động các đơn vị có uy tín, kinh nghiệm để đảm bảo nhân lực, phương tiện, nguyên vật liệu… để có thể triển khai nhanh chóng ngay khi có yêu cầu, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, đúng quy định.
Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và cơ quan liên quan xây dựng cơ chế đặc thù để triển khai nhanh các bệnh viện dã chiến được thiết lập theo kế hoạch trên.
Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng rà soát lại số lượng giường bệnh, các loại vật tư, trang thiết bị y tế thiết yếu để có phương án sản xuất, mua sắm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch bệnh, tương ứng với các bệnh viện dã chiến khi được đầu tư xây dựng.
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, yêu cầu các Bộ: Quốc phòng, Y tế, Xây dựng chuẩn bị tốt các phương án, đề xuất cơ chế đầu tư xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp để có thể triển khai nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/4/2020.
Nhóm P.V
Tags