(Thethaovanhoa.vn) - Nhiều vấn đề được dư luận quan tâm như: Số ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố đang có chiều hướng gia tăng, người lao động quay trở lại thành phố làm việc, mở lại chợ truyền thống, lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sỹ hy sinh do COVID-19… đư
ợc đại diện các sở, ngành thông tin tại buổi họp báo do Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chiều tối 11/11.Ghi nhận số ca nhiễm tăng tại nhiều địa phương
Về tình hình phòng, chống dịch của thành phố, thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh chứng kiến sự gia tăng trở lại của các ca mắc COVID-19. Riêng tại huyện Nhà Bè, từ ngày 5-9/11 đã phát sinh 543 ca, trong đó có 46% là ca nhiễm từ các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất, khu Nhiều vấn đề được dư luận quan tâm như: Số ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố đang có chiều hướng gia tăng, người lao động quay trở lại thành phố làm việc, mở lại chợ truyền thống, lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sỹ hy sinh do COVID-19
công nghiệp và từ các cơ sở sản xuất bên ngoài. Cụ thể, khu công nghiệp Hiệp Phước chiếm 21% số ca nhiễm, khu chế xuất Tân Thuận chiếm 26%, khu công nghiệp Long Hậu 37%, các doanh nghiệp bên ngoài chiếm 15%.Phân tích nguyên nhân của tình trạng trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Võ Phan Lê Nguyễn cho rằng, người dân đang có tâm lý chủ quan vì phần lớn đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Bên cạnh đó, thành phố nới lỏng giãn cách phòng dịch đã dẫn đến việc tiếp xúc giữa người dân tăng cao, khiến lây lan nhiều hơn.
Đáng nói, “khi doanh nghiệp xét nghiệm cho công nhân, phát hiện dương tính thì doanh nghiệp yêu cầu công nhân về nhà, nhưng lại không thông báo cho địa phương về các ca này. Người nào tự giác thì đến cơ sở y tế khai báo, người nào không tự giác thì về nhà trọ, tiếp tục lây nhiễm cho người khác trong khi điều kiện các khu nhà trọ rất chật hẹp", ông Võ Phan Lê Nguyễn cho biết.
- Thành phố Hồ Chí Minh xem xét siết chặt hơn việc di chuyển của người dân
- Huy động tối đa nhân lực giúp sức Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19
Nhằm kiểm soát dịch bệnh, ngoài việc thực hiện cách ly người nhiễm COVID-19 theo các quy định hiện tại, huyện Nhà Bè cũng vận động các chủ nhà trọ thực hiện khai báo, nắm bắt thông tin của người lưu trú, kịp thời thông báo cho địa phương khi phát hiện ca nhiễm. Đồng thời, kêu gọi chủ nhà trọ dành 50% công suất nhà trọ để cách ly cho người thuê bị nhiễm bệnh. Huyện Nhà Bè cũng xây dựng nhiều phương án chăm lo an sinh để người nhiễm an tâm cách ly tại nhà.
Bên cạnh đó, khu công nghiệp Hiệp Phước dự kiến sẽ thành lập khu cách ly cho công nhân bị mắc COVID-19; thành lập trạm y tế lưu động được thiết lập để hỗ trợ y tế cho người nhiễm tại đây. Đối với khu công nghiệp Long Hậu, dự kiến sẽ thiết lập đường dây nóng để thông báo khi có ca mắc.
Trong khi đó, dù huyện Hóc Môn đang ở cấp độ 2 nhưng khi rà soát test nhanh hàng ngày vẫn phát hiện nhiều ca nhiễm mới. Ngày 10/11, huyện phát hiện 466 ca dương tính trong cộng đồng, hộ gia đình. Phó Chủ tịch UBND Huyện Hóc Môn Lê Thụy Mỹ Châu cho biết, Hóc Môn là địa bàn giáp ranh nhiều khu công nghiệp, có nhiều khu nhà trọ của công nhân.
Tương tự như huyện Nhà Bè, khi công nhân của huyện xét nghiệm dương tính, chủ doanh nghiệp không quản lý, để người lao động tự quay lại nhà trọ dẫn đến lây nhiễm lan nhanh. Bên cạnh đó, khi lực lượng quân y rút khỏi địa bàn, lực lượng phòng, chống dịch tại chỗ quá mỏng nên không giám sát, quản lý hết được các ca nhiễm.
Về điều trị, huyện Hóc Môn chỉ có Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn tiếp nhận bệnh nhân COVID-19, không có nhà nghỉ, khách sạn đủ điều kiện làm cơ sở cách ly, vì vậy, chỉ có thể trưng dụng các trường học làm khu cách ly.
Tuy nhiên, thành phố chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại nên các khu cách ly đang phải thu hẹp, trả lại cơ sở vật chất cho nhà trường. Để giải quyết, huyện Hóc Môn sẽ tập trung xây dựng bệnh viện dã chiến quy mô 300 giường, dự kiến sẽ vận hành vào tuần sau. Cùng với đó, huyện khoanh vùng, xét nghiệm khu vực nguy cơ, trọng tâm, đẩy mạnh tiêm vaccine.
Liên quan đến tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, bác sỹ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Sở Y tế thường xuyên phân tích số liệu bệnh nhân COVID-19 nặng và tử vong do COVID-19. Cụ thể, trong ngày 11/11, có 38 ca tử vong, trong đó có 34 ca là người mang bệnh nền. Nhóm từ 18-50 tuổi có 2 trường hợp tử vong, nhóm từ 51 đến 65 tuổi có 15 trường hợp tử vong (chiếm 39,5% tổng số ca), nhóm trên 65 tuổi là 21 ca (chiếm 55%). Sở Y tế nhận định, số ca tử vong vẫn tập trung ở nhóm có bệnh nền và người lớn tuổi.
Phân tích sâu hơn về tiền sử tiêm vaccine, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, có 20/38 trường hợp tử vong chưa tiêm vaccine. Trong số chưa tiêm vaccine này, có 12 trường hợp trên 65 tuổi và có bệnh nền. Một số trường hợp là người già, nằm liệt tại chỗ nhiều năm nay, bị lây nhiễm và tử vong. Trong số 38 ca tử vong, có 2 trường hợp tử vong đã tiêm 1 mũi vaccine. Đáng chú ý, vẫn có 10 bệnh nhân COVID-19 tử vong dù tiêm đủ 2 mũi vaccine. 10 trường hợp này đều trên 50 tuổi, có bệnh nền.
Giải thích tình trạng trên, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, khi tiêm vaccine COVID-19, người dân sẽ được bảo vệ, làm giảm khả năng mắc bệnh; còn nếu khi mắc bệnh sẽ giảm nguy cơ bệnh nặng. Đặc biệt khi xuất hiện biến chủng Delta, dù người dân đã tiêm 2 mũi cũng có thể bị nhiễm bệnh và có nguy cơ tử vong.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khẳng định, tỷ lệ nhiễm bệnh và chuyển nặng của nhóm đã tiêm đủ vaccine đều thấp hơn rất nhiều so với nhóm chưa tiêm. Đáng chú ý, ở một số người trẻ có cơ địa đặc biệt, phản ứng dữ dội của cơ thể khi nhiễm bệnh tạo thành “cơn bão Cytokine” có thể dẫn đến nguy kịch và tử vong kể cả khi đã chạy ECMO.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo các địa phương cần tiếp tục tìm, phát hiện những người lớn tuổi, nằm liệt hoặc nhiều bệnh nền để triển khai tiêm vaccine; đồng thời, tìm giải pháp bảo vệ nhóm đối tượng này khỏi lây nhiễm từ những người khác trong gia đình.
Sở Y tế cũng cảnh báo nhóm người đang đi làm, thanh niên, người trẻ…, cần hết sức cẩn thận khi tham gia các hoạt động ngoài xã hội để tránh mang mầm bệnh lây nhiễm cho người thân. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những người có bệnh nền, người lớn tuổi chưa được tiêm vaccine sẽ nhiễm bệnh và nguy cơ tử vong. Bên cạnh đó, người dân cần tuyệt đối tuân thủ 5K và các nguyên tắc phòng dịch, kể cả khi địa phương đã ở vùng xanh, vùng vàng.
Hiện nay, khi số ca mắc mới trong cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh gia tăng, Sở Y tế cho biết đây là kết quả tất yếu khi thành phố thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội. Thời gian tới, Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) sẽ gửi các đội đặc nhiệm xuống địa phương để phát hiện ổ dịch, ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng.
Ngoài ra, tại một số địa phương, lực lượng bác sỹ, quân y đang thực hiện rút quân nên khi số ca nhiễm tăng thời gian qua đã dẫn xảy ra tình trạng quá tải cục bộ trong việc theo dõi, chăm sóc người mắc COVID-19 ở một số nơi. Sở Y tế đã cử các trạm y tế lưu động do bác sỹ của các bệnh viện tuyến thành phố và quận, huyện đến hỗ trợ y tế địa phương; theo dõi, cấp thuốc và chuyển viện cho người nhiễm nếu cần.
Ngày 19/11 tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sỹ hy sinh do đại dịch COVID-19
Liên quan đến thông tin được nhiều người dân quan tâm, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, UBND thành phố vừa ban hành kế hoạch về tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sỹ hy sinh do đại dịch COVID-19. Theo đó, chương trình tưởng niệm sẽ do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Đơn vị thực hiện là Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan. Thời gian tổ chức buổi lễ tưởng niệm vào lúc 19 giờ ngày 19/11/2021 tại Hội trưởng Thống Nhất (Quận 1) và tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Chương trình tưởng niệm sẽ được truyền hình trực tiếp.
Về việc các chợ truyền thống hoạt động trở lại, ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đến nay trên địa bàn thành phố đã có 167/234 chợ truyền thống hoạt động trở lại. Dự kiến từ nay đến cuối tuần này, thành phố sẽ mở thêm 4 chợ truyền thống.
Riêng đối với các chợ tự phát, UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các địa phương không để chợ tự phát hoạt động trong điều kiện hiện nay. Thành phố rất mong người dân ủng hộ quyết định này, không mua bán tại chợ tự phát để đảm bảo phòng dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, các địa phương phải tập trung theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời, không để phát sinh chợ tự phát, đặc biệt là tại khu vực xung quanh chợ truyền thống.
Về tình hình người lao động trở lại làm việc, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hơn 8.300 lao động khu vực Tây Nguyên và hơn 44.000 lao động khu vực Tây Nam Bộ đã rời thành phố trong thời gian vừa qua. Đến nay, người lao động thuộc khu vực Tây Nam Bộ quay lại thành phố là 14.600 người, khu vực Tây Nguyên mới chỉ có 453 người lao động quay lại thành phố.
Để thu hút người lao động trở lại làm việc, ông Nguyễn Văn Lâm cho hay, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều giải pháp. Trong đó, UBND thành phố chỉ đạo Sở Giao thông vận tải thành phố tạo điều kiện cho người dân về mặt di chuyển; chỉ đạo Sở Y tế thành phố tạo điều kiện tiêm phòng cho các lực lượng chưa tiêm vaccine. Phía ngành lao động thành phố cũng sẽ thường xuyên kết nối cung cầu lao động với các doanh nghiệp, động viên các doanh nghiệp mời gọi người lao động quay trở lại làm việc với nhiều chính sách ưu đãi.
Ngoài ra, Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh cũng có rất nhiều đãi ngộ đối với lực lượng lao động như: tổ chức xét nghiệm miễn phí để người lao động đi phỏng vấn tìm việc, giới thiệu khu nhà trọ được miễn giảm chi phí ở trọ…
Về tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Quận 7 và thành phố Thủ Đức là hai địa phương được tổ chức thí điểm cho buôn bán thức uống có cồn.
Từ ngày 28/10 đến 8/11, hai địa phương này ghi nhận 582 các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, chiếm 3% số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông; 61 vụ tai nạn giao thông, giảm 10 vụ so với thời gian liền kề, làm tử vong 11 người, giảm 14 người. Lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra phát hiện xử lý 19.378 trường hợp, trung bình khoảng 2.000 trường hợp/ngày; xử phạt 11.058 trường hợp với hơn 10 tỷ đồng; tước giấy phép hơn 1.000 trường hợp; tạm giữ hơn 1.000 phương tiện.
Hồng Giang/TTXVN
Tags