(Thethaovanhoa.vn) - Từ ngày 7-9/9, chỉ số tia cực tím (UV) tại các tỉnh, thành phố khu vực Trung Trung Bộ và Nam Bộ ở mức nguy cơ gây hại rất cao như: Thừa Thiên - Huế lần lượt là 9, 9, 7; Đà Nẵng 9,9,8; Hội An (Quảng Nam) 9,9,8; Nha Trang (Khánh Hòa) 10,10,10; Thành phố Hồ Chí Minh 10,8,9. Các tỉnh, thành phố phía Bắc, chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại trung bình đến nguy cơ gây hại cao.
Chỉ số tia UV từ 6 đến dưới 8 được cảnh báo là nguy cơ gây hại cao, từ 8-10 nguy cơ gây hại rất cao.
Các bác sĩ ở Viện Tim mạch Việt Nam (Bệnh viện Bạch Mai) lưu ý, để tránh sốc nhiệt do nắng nóng, người dân khi ra đường nên mặc áo chống nắng, mang theo kính bảo hộ, bố trí thời gian làm việc ngoài trời và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao quá lâu; uống đủ nước, tránh mất nước và muối khi làm việc ngoài trời; tăng cường rèn luyện sức khỏe, tăng khả năng thích ứng với thời tiết khắc nghiệt...
- Dịch COVID-19: Đèn cực tím là 'vũ khí' tiêu diệt virus
- Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19: Máy chụp cắt lớp khử trùng bằng tia cực tím giúp đẩy nhanh quá trình chẩn đoán
Trong điều kiện thời tiết còn nắng nóng kéo dài, mỗi cá nhân, cơ quan, đơn vị cần có các biện pháp đề phòng khi lao động, hoạt động trong nhiệt độ cao nhằm giảm nguy cơ say nắng và sốc nhiệt.
Nếu phải đi ra ngoài trong thời tiết nóng, người dân cần chuẩn bị cho mình một chiếc áo cotton dài tay nhằm bảo vệ da dưới tia UV, giúp hấp thụ mồ hôi của cơ thể trong khi vẫn giữ cơ thể được mát mẻ. Mọi người nên mặc quần áo sáng màu, đây cũng là cách làm cho cơ thể hấp thụ nhiệt ít nhất.
Nếu không có việc cần thiết, người dân cần hạn chế ra ngoài, nhất là vào thời điểm buổi trưa (nên tránh trú hoặc đứng ở nơi có bóng mát).
Thắng Trung - TTXVN
Tags