(Thethaovanhoa.vn) – Bộ phim Người phán xử đã đi đến tập cuối cùng với đỉnh điểm của kịch tính. Suốt 47 tập phim, khán giả luôn chờ đời, theo dõi tững chi tiết, biến cố của từng nhân vật trong phim, từ tập này qua tập khác… Vậy điều gì tạo nên sức hút của bộ phim?
- Xem tập cuối ‘Người phán xử’: Bi kịch Phan Quân giết con trai Lê Thành?
- Xem tập 46 ‘Người phán xử’: Lê Thành '100% là con Phan Quân'
- Xem tập 46 'Người phán xử': Khi Phan Quân, Phan Hải, Trần Tú cùng nói 'tiếng yêu thương'!
- Xem tập 46 Người phán xử: Lê Thành tìm giết vợ ông trùm, bị mắng là ‘đồ con hoang’
- Thư giãn cùng 'Ghét thì yêu thôi' sau phim 'Người phán xử'Có thể nói, đầu tiên phải kể đến là tên phim. Khi ngay từ tập đầu tiên, tên bộ phim đã nhận được sự quan tâm của khán giả truyền hình và cư dân mạng. Tên Người phán xử là một trong những từ khóa được tìm kiếm phổ biến nhất trên Google. Tính đến tập cuối cùng phát sóng hôm nay, gõ từ khóa Người phán xử, trong vòng 0,03 giây đã thu được khoảng 4.550.000 kết quả .
Sức hút phải kể đến là kịch bản phim hấp dẫn. Chia sẻ với báo Thể thao & Văn hóa, diễn viên Việt Anh (vai thiếu gia Phan Hải) nhấn mạnh rằng: “Phim Người phán xử thành công vì có một kịch thành công, chi tiết với các phát ngôn ấn tượng mà trước đó chưa phim Việt Nam nào có cả. Các câu thoại trong phim của các diễn viên được khán giả truyền hình nhớ và nhắc đi nhắc lại nhiều, được chế làm các ứng dụng trên mạng xã hội…”
Bộ phim này được chuyển thể từ kịch bản phim Arbitrator của Isarel với 50% điều chỉnh so với phiên bản gốc và thêm 30% nữa khi bấm máy bộ phim
Tiếp theo nữa phải kể đến là công đoạn hậu kỳ công phu. Với 1 năm quay phim và khâu hậu kỳ cho đến khi tập cuối chuẩn bị lên sóng, từ âm thanh, hiệu ứng đồ hoạ cho đến việc cắt ghép các phân cảnh đều được ekip thực hiện kỹ lưỡng.
Người phán xử là bộ phim truyền hình hiếm hoi của Việt Nam tiến hành thu tiếng đồng bộ, đồng thời cũng là tác phẩm tâm lý tội phạm đầu tiên do VFC sản xuất. Vấn đề muôn thuở của phim truyền hình Việt là lồng tiếng đã được giải quyết. Âm thanh đến tai khán giả đã chân thực và sinh động hơn. Đây cũng là xu thế chung của phim truyền hình thế giới.
“Tôi đã lồng tiếng cho rất nhiều bộ phim, với các dạng vai khác nhau. Tôi nghiệm ra một điều, diễn ở phim trường là chủ quan, lồng tiếng là khách quan. Vai diễn có thể sẽ không đạt chỉ vì khách quan. Chính tôi lồng tiếng cho vai của tôi, nhiều khi còn không khớp chứ chưa nói đến người khác lồng cho mình. Do vậy, thu âm đồng bộ là một xu thế tốt", NSND Hoàng Dũng từng chia sẻ.
Ngoài ra phải kể đến dàn diễn viên nổi tiếng, ăn khách: Hoàng Dũng, Thanh Quý, Trung Anh, hay Việt Anh, Hồng Đăng… là hai thế hệ diễn viên với hai màu sắc đại diện cho dàn diễn viên chất lượng của Người phán xử.
Từng vai diễn từ chính hay phụ đều để lại rất nhiều ấn tượng trong từng khung hình xuất hiện. Đặc biệt, là sự góp mặt của NSND Hoàng Dũng (vai Phan Quân), người được cho là “quái kiệt” trong vai phản diện, một ông trùm mưu mô, thủ đoạn ẩn sâu bên trong vẻ ngoài điềm tĩnh, thanh cao...
Người phán xử cũng có sự tham gia của gương mặt không chuyên nhưng lại nổi tiếng trong công chúng như MC Đan Lê. Đạo diễn Khải Anh từng tiết lộ rằng, anh và các diễn viên đã có nhiều tranh luận về chuyên môn để có một tác phẩm tốt nhất.
Cuối cùng có lẽ phải nói tới sức lan tỏa của mạng xã hội. Hơn nửa triệu lượt thích trên trang fanpage cùng lượt tương tác rất lớn để lan toả sức hút của bộ phim.
Trước Người phán xử, bộ phim Sống chung với mẹ chồng cũng tạo nên một cơn sốt không hề nhỏ trên các trang mạng xã hội. Chính vì mạng xã hội, mà ngay cả khi đến tập cuối cùng, Người phán xử vẫn được khán giả quan tâm chờ đợi đến phút cuối...
Tập cuối phim Người phán xử đã được phát sóng lúc 21h30 tối nay (31/8) trên kênh VTV3.
Ngọc Tường. Ảnh VTV
Tags