- Dùng AI mô phỏng khuôn mặt của Từ Hi thái hậu, hoàng hậu Uyển Dung trong thời hiện đại: Phong cách nào cũng là mỹ nhân
- Thêm bí mật của Tử Cấm Thành hé lộ: Cung điện quan trọng cần tới 3 lớp chìa khóa, người ra vào đều phải ghi chép
- Khu vực đặc biệt của Tử Cấm Thành: Chỉ mở cửa một mùa trong năm, người trong hoàng gia mới được vào
- Yêu cầu AI phục dựng chân dung Tần Thuỷ Hoàng, Gia Cát Lượng và cái kết không như tưởng tượng
Lần đầu tiên, diện mạo của các vị công chúa, hoàng hậu nổi tiếng của triều đại nhà Thanh trong phong cách hiện đại đã được dựng lại nhờ trí tuệ nhân tạo AI. Kết quả thật bất ngờ!
Trí tuệ nhân tạo (AI) thực sự có thể làm được những điều điên rồ. Nó có thể thực thi pháp luật, vẽ nên những bức tranh giá trị, viết ra các tác phẩm văn học, bài hát, và rất nhiều thứ khác chúng ta chẳng hề biết được. Nhưng những điều kể trên không là gì khi mà AI thậm chí có thể "biến hóa" khuôn mặt của những người thuộc thời đại trước thành dáng vẻ của người hiện đại.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Trung Quốc đã sử dụng AI để phát triển dự án vẽ lại chân dung người nổi tiếng của triều đại trước. Về cơ bản, hệ thống trí tuệ nhân tạo của nhóm hoạt động theo cơ chế suy đoán. Sau khi nhận được hình ảnh đầu vào, hệ thống sẽ phân tích riêng biệt từng đặc điểm như mắt, mũi, miệng, kiểu tóc… rồi tổng hòa lại và tạo thành một khuôn mặt có những đường nét tương tự với con người thời nay.
Nhóm chuyên gia đã tạo ra nhiều bản phác thảo có chất lượng khác nhau. Trong đó, các bức ảnh của Từ Hi thái hậu, Long Dụ - hoàng hậu của vua Quang Tự, Vinh Thọ Cố Luân công chúa… là nhận được nhiều lượt bình luận của cư dân mạng nhất. Hãy cùng xem thành phẩm mà họ đã tạo ra nhé!
Trân phi – Phi tử của Quang Tự đế
Khác Thuận hoàng quý phi (1876-1900) Tha Tha Lạp thị, thường được gọi là Trân phi, là phi tử được hoàng đế Quang Tự yêu quý nhất. Trân phi xuất thân từ gia tộc Tha Tháp Lạp Thị, một dòng họ không mấy hiển hách nếu không muốn nói là tương đối thấp kém thời nhà Thanh. Là con của vợ lẽ, từ nhỏ đã sinh sống ở Quảng Châu – nơi có người nước ngoài xuất hiện nên bà được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau.
Trân phi có tư tưởng rất phóng khoáng, tính cách hoạt bát lanh lợi, luôn tò mò và hứng thú tìm hiểu những điều mới lạ của phương Tây. Bởi Trân phi có dung mạo diễm lệ, lại am hiểu văn hóa phương Tây, thời ấy vua Quang Tự luôn muốn học hỏi để cải cách đất nước, phá bỏ những luật lệ cũ kỹ của triều đại phong kiến nên bà được nhà vua sủng ái và yêu thương hết mực.
Dụ Dung Linh – Nữ quan của Từ Hi thái hậu
Dụ Dung Linh (1889 - 1973) là con gái của một vị quan ngoại giao thời cuối nhà Thanh. Vị quan này còn có một cô con gái khác tên là Đức Linh. Từ nhỏ, 2 người đã sống và được tiếp thu nền giáo dục nước ngoài, lại đa tài đa nghệ. Biết được điều này, Từ Hi Thái hậu đã hạ chỉ tuyên triệu Đức Linh và Du Linh nhập cung, làm nữ quan ngự dụng cho mình.
Dung Linh sinh thời không chỉ có ngoại hình đẹp mà bà còn có tài năng nhảy múa thiên phú, từng cử chỉ nâng tay nâng chân của bà đều mang một khí chất tao nhã xuất trần. Dung Linh được coi là người Trung Quốc đầu tiên trong lịch sử học khiêu vũ hiện đại Âu Mỹ và Nhật Bản.
Long Dụ - Hoàng hậu của vua Quang Tự
Long Dụ Hoàng hậu, là Hoàng hậu duy nhất của Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế, vị Hoàng đế thứ 11 của triều đại nhà Thanh. Long Dụ Hoàng hậu có nguyên danh là Tĩnh Phân, nhũ danh là Hỉ Tử (theo Ái Tân Giác La gia tộc toàn thư). Theo vai vế, Từ Hi Thái hậu là cô của Long Dụ Hoàng hậu và Long Dụ Hoàng hậu là biểu tỷ (chị họ) của Hoàng đế Quang Tự. Long Dụ Hoàng hậu được cho là có tính cách yếu đuối, dung mạo không đặc biệt, lưng hơi gù và thiếu khí chất của bậc mẫu nghi thiên hạ.
Cố Luân công chúa – công chúa cuối cùng của nhà Thanh
Vinh Thọ Cố Luân công chúa (1854 – 1924) là con gái lớn của Cung Thân vương Dịch Hân. Theo "Thanh sử cảo" ghi chép, Vinh Thọ là vị công chúa cuối cùng của vương triều Đại Thanh. Mặc dù không phải là con gái Hoàng đế, nhưng bà vẫn là vị công chúa được hoàng thất và các đại thần vô cùng kính trọng.
Đáng tiếc rằng, chỉ 5 năm sau khi cử hành hôn lễ, phò mã của Vinh Thọ Cố Luân công chúa yểu mệnh qua đời vào năm bà 17 tuổi. Bởi phải sống cảnh góa bụa khi tuổi đời còn quá trẻ, dung mạo Vinh Thọ đượm nét già nua từ rất sớm, nhìn giống như một người phụ nữ lớn tuổi. Mặc dù vị công chúa này có phần thua thiệt về dung mạo, nhưng bà nổi tiếng là người cơ trí, chững chạc, lại rất giỏi giao thiệp.
Nguồn: Zhihu
Tags